Thú chơi và sưu tầm đồ cổ tại Quảng Bình

     Với sự cho phép của Luật Di sản văn hóa ban hành năm 2001, thị trường đồ cổ được công khai hoạt động. Cổ vật hay đồ cổ được chính thức nhìn nhận dưới góc độ một loại tài sản, loại hàng hóa đặc biệt không chỉ có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học mà còn có khả năng đem lại lợi ích kinh tế cho các chủ sở hữu: 

     Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên. Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học.

     Quảng Bình có nhiều cổ vật, nhưng sự hình thành và phát triển nghệ thuật chơi cổ vật trong dân chúng là hết sức muộn màng.  

Để thẩm định đúng giá trị của một món cổ vật đòi hỏi người chơi phải có kiến thức về lịch sử, cảm quan nhạy bén.

     Cổ vật mang trong mình giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, giá trị kỹ thuật, mỹ thuật, giá trị khoa học, giá trị tộc người và nhiều giá trị phi vật thể khác. Với các giá trị đó, cổ vật mang lại cho người lưu giữ nó nhiều lợi ích to lớn, từ lợi ích tinh thần đến lợi ích kinh tế.

     Trên thế giới, việc quan tâm đến chơi cổ vật xuất hiện khá sớm. Ở Việt Nam, tuy có muộn hơn đôi chút nhưng cũng đặc biệt được chú ý, nhất là trong khoảng vài chục năm trở lại đây. Pháp luật nước ta đã có các quy định về gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của cổ vật. Đây là điều kiện cho giới chơi cổ vật phát huy được những mặt tích cực của lĩnh vực này trong một xã hội, khuyến khích sự phát triển cá nhân, miễn là sự phát triển đó đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của xã hội. 

     “Mỗi hiện vật cổ mang trong mình câu chuyện về một vương triều trong quá khứ. Chính bởi sứ mệnh kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai nên việc gìn giữ, bảo tồn chúng là điều mà thế hệ hậu sinh nên làm.”, ông Phan Đức Hòa, Chủ nhiệm CLB UNESCO Nghiên cứu, sưu tầm cổ vật tỉnh đã khẳng định như thế vào một buổi chiều Đồng Hới se lạnh, bên ly trà tỏa khói nghi ngút. Mỗi ngày trôi đi, những con người với niềm đam mê đặc biệt như ông vẫn lặng lẽ sưu tầm những hiện vật đượm màu xưa cũ, lắng nghe câu chuyện của quá khứ bên trong mỗi hiện vật cũ kỹ truyền đời.

     Cũng chính từ những ngày lặng lẽ với thú vui này, những người yêu thích cổ vật như ông Hóa gặp gỡ, rồi gắn bó cùng nhau. Một câu lạc bộ (CLB) kết nối những người yêu thích sưu tầm các hiện vật cổ ra đời để tạo nên sân chơi thú vị cho những người cùng chung đam mê. Ông Hòa kể, CLB UNESCO Nghiên cứu, sưu tầm cổ vật tỉnh ra đời từ năm 2014. Buổi ban đầu, CLB có 15 hội viên, rồi lâu dần, niềm đam mê lan tỏa, đến nay đã 25 hội viên với gần 10 nghìn hiện vật cổ được sưu tầm, lưu giữ.

     Tại Quảng Bình, cổ vật có giá trị cao không nhiều nhưng hiện trạng “chảy máu” cổ vật vẫn xảy ra thường xuyên. Với những hiện vật có giá trị, chủ nhân của nó buộc lòng phải bán đi vì mục đích cơm áo. Vậy là cổ vật ở Quảng Bình cứ thế mai một dần.

     Không như những CLB, tổ chức hội khác, CLB UNESCO Nghiên cứu, sưu tầm cổ vật tỉnh khá “kén” hội viên. “Những người tham gia vào CLB phải là người có được một số “vốn” kha khá cổ vật và phải là người yêu vốn cổ, những giá trị xưa cũ của cha ông để lại. Họ cũng là những người có tính tình điềm đạm, kiên nhẫn, vì chỉ có vậy mới biết nâng niu, trân trọng những giá trị cũ kỹ này. Rồi thì, họ phải có một chút điều kiện kinh tế, nếu không, họ sẽ bán đi những cổ vật có giá trị để giải toả những gánh nặng cơm áo thay vì sưu tầm, gìn giữ.”, ông Hòa cười hiền.

     Ông bảo, nâng niu những hiện vật cổ có giá trị cũng mang đến niềm vui, niềm hạnh phúc đặc biệt. Bởi ẩn sau những hoa văn, đường nét, những chạm khắc tinh xảo còn sót lại trên mỗi hiện vật là quá khứ, là một nền văn hóa, tinh hoa “vang bóng một thời”. Hiện vật cổ ở Quảng Bình chủ yếu là các sản phẩm gốm sứ đời nhà Nguyễn, các đồ đồng của nền văn hóa Đông Sơn... Những họa tiết trên bề mặt gốm sứ dù đã phủ màu thời gian nhưng vẫn thể hiện độ tinh xảo của đôi bàn tay, tính thẩm mỹ của cha ông thuở trước.

    Hiện nay tại Quảng Bình người chơi và sưu tập đồ cổ không chỉ là các loại hình đồ cổ ở Việt Nam và Trung Quốc mà nổi lên là phong cách chơi đồ cổ Châu Âu, đó là các loại Đồng hồ cổ, tượng cổ, đồng hồ côn, đồng hồ vai bò, đồng hồ đeo tay, đồ gốm sứ có nguồn gốc Châu Âu mà đặc biệt là từ nước Nga, mà đặc trưng là các món đồ cổ từ thời Liên Xô mang phong cách CCCP do các du học sinh và người lao động trực tiếp mang về để giao lưu.

    Nổi lên trong đó là cửa hàng Đồng hồ Đồ xưa Vũ Anh Watch, với khoảng thời gian sinh sống và học tập tại nước Nga, với tình yêu và niềm say mê đồ cổ đã có từ Việt Nam, các NCS này trong thời gian vừa học tập nghiên cứu vừa tìm hiểu văn hoá lịch sử của nước Nga đã mang về những món đồ cổ, đồ xưa giá trị. Ngay khi đang ở Nga, Vũ Anh Watch đã nổi tiếng cả nước trong lĩnh vực Đồng hồ xưa, đồ cổ, giao lưu với rất nhiều nhà sưu tầm lớn trong cả nước.

    Với lợi thế là trực tiếp săn tìm các nguồn hàng đồ xưa đồ cổ từ Châu Âu, lại có vốn hiểu biết về lịch sử và tình yêu với những món đồ xưa cổ, Vũ Anh Watch đã chứng tỏ được mình thông qua những món đồ cổ thuộc hàng có 1 không 2 trên thế giới, ngay những nhà sưu tập đồng hồ Liên Xô ở Nga cũng cảm thấy tự hào.

   Tại Đồng Hới Quảng Bình, Vũ Anh Watch sở hữu cửa hàng đồ xưa, đồ cổ tại số 05 Phan Đình Phùng, đây cũng là nơi mà giới sưu tập đồ xưa cổ của tỉnh thường hay lưu tới để giao lưu cũng như chiêm ngưỡng tận mắt bộ sưu tập đồ xưa Châu Âu mà không nơi nào ở Quảng Bình có.

     Trong đó là bộ sưu tập Đồng hồ Liên Xô lên đến hàng ngàn chiếc, với rất nhiều chiếc trong đó là có 1 không 2 tại Việt Nam và cũng có những chiếc rất khó tìm thấy trên thế giới. Vũ Anh Watch tự hào đây là 1 trong những bộ sưu tập lớn nhất Việt Nam, và thường xuyên giao lưu với các nhà sưu tập trên khắp cả nước.

     Hiện nay đa số nhà sưu tập chơi cổ vật theo phong cách "cổ đồ", và chơi cổ vật theo phong cách "sưu tập"

Chơi theo phong cách cổ đồ

     Phong cách chơi cổ đồ là dùng đồ cổ để bày theo đúng quy cách mỹ thuật cổ điển. Những người thuộc trường phái này luôn thấm nhuần tư tưởng triết học và quan niệm thẩm mỹ phương Đông cổ.

     Đây là lối chơi theo âm dương ngũ hành, là lối chơi đồ cổ và thưởng ngoạn chúng theo lối cung đình Trung Hoa hay theo kiểu bề thế của một gia đình danh gia vọng tộc. Mùa đông bày đồ màu đỏ, gợi cảm giác ấm cúng, mùa hè lại bày màu trắng, gợi cảm giác mát mẻ. Bình cổ màu đen thì đi với màu vàng, lọ màu xanh đi với cúc trắng, lọ màu trắng thì cắm hoa màu đỏ như hải đường hoặc đào bích... Cách chơi này phổ biến ở miền Bắc, phần nào chịu ảnh hưởng từ truyền thống Trung Hoa, toát lên phong cách tao nhã, triết lý sâu xa, ngầm phô trương chủ nhân là người cao sang, giàu có như lời kể của tác giả Phạm Quốc Quân: “Ngày xuân, cụ mời tôi uống trà sen, ăn nho khô, được để trong một chiếc đĩa men ngọc Long Tuyền thời Tống, rồi cụ buông một câu, chứng tỏ sự hiếm quý của đồ đựng... “Chúng ta đang được làm vua”, bởi theo cụ, chiếc đĩa ấy là đồ ngự dụng... Tôi lặng ngắm chiếc đĩa nhỏ, xanh như một viên ngọc bích, thành lợi chậu, sâu lòng, dưới đáy có hai con cá vùng vẫy ngược chiều, mà vào thời đại những năm 60 của thế kỷ trước, cụ mua tới 2 cây vàng”.

     Để chơi theo phong cách cổ đồ, ngoài yêu cầu về đam mê, giàu có về tiền bạc, tri thức mẫn tiệp, còn một yêu cầu khác mà người chơi cần phải có, ấy là không gian bày đồ rộng, để phối hợp hài hòa, đăng đối theo một trật tự (phong thủy) văn hóa phương Đông, bao gồm sự kết hợp giữa nhà, phòng, sân, vườn, đồ gỗ, đồ đồng, đồ gốm sứ, tranh tượng, chất liệu và màu... với những quy cách cổ điển.

     Chơi theo phong cách sưu tập

     Trường phái sưu tập là một khuynh hướng lớn thứ hai ở Việt Nam của giới chuyên chơi đồ cổ. Chơi đồ cổ theo cách này là người chơi phải tự chọn và quyết định sưu tập hiện vật theo một đề tài mà mình ưa thích.

     Khoản 9 điều 4 chương 1 Luật Di sản văn hóa năm 2001, sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định: Sưu tập là một tập hợp các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc di sản văn hóa phi vật thể, được thu thập, gìn giữ, sắp xếp có hệ thống theo những dấu hiệu chung về hình thức, nội dung và chất liệu để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lịch sử tự nhiên và xã hội.

     Về nhà sưu tầm: thứ nhất, sưu tập của nhà sưu tầm phải thỏa mãn những tiêu chí của bộ sưu tập được quy định tại Khoản 9, điều 4, chương 1 của Luật Di sản văn hóa; thứ hai, không phải là người buôn bán chuyên nghiệp, cho dù có sự giao lưu, trao đổi; thứ ba, phải có kỹ năng và chuyên môn nhất định về bộ môn sưu tập.

     Có thể hiểu, nhà sưu tầm cổ vật là người thu thập, nghiên cứu, thưởng ngoạn cổ vật theo một định hướng của riêng mình, phải tự xác định cho mình một mục tiêu cụ thể.

     Trường phái sưu tập một thời cực thịnh ở miền Nam, chịu ảnh hưởng từ phương pháp Âu - Mỹ. Thế hệ đầu tiên có thể kể đến nhà sưu tập Vương Hồng Sển, giáo sư Dương Minh Thới, kỹ sư Dương Văn Khuê, họa sĩ Nguyễn Văn Rô, nhà văn Ngọc Sơn… Họ là những con người có đầy đủ các tố chất về sự lịch duyệt trong lối sống và có tri thức trong chuyên môn. Chính họ đã sưu tầm, gìn giữ cho đất nước những bộ sưu tập đồ cổ nhiều giá trị .

     Để hình thành một sưu tập cổ vật người chơi thường trải qua ba giai đoạn:

     Giai đoạn đầu: Hầu như ai cũng phải “trả học phí”, vì thấy cái gì có hơi hướng cổ vật là đều muốn đến xem để mua.

     Giai đoạn thứ hai: Do đam mê nhưng chưa có đủ kiến thức, chưa có tay nghề vững và kinh nghiệm trong cuộc chơi, dẫn đến thường thích mua theo hình thức hào nhoáng mà chưa chú ý nhiều đến các tiêu chí đặc trưng cũng như dấu tích văn hóa có giá trị của mỗi cổ vật.

     Giai đoạn thứ ba: Sau một thời gian đam mê sưu tập cổ vật theo số lượng là quá trình tự lựa chọn, rút gọn lại số lượng các cổ vật để lưu giữ, bởi vì lúc này, tay nghề đã cao lên và từng trải hơn trong quan hệ công việc, cho nên mới tự nhìn ra được những cái quý, cái đẹp của từng món cổ vật để tự nhận biết và so sánh về thẩm mỹ, giá trị.

     Một sưu tập cổ vật có giá trị là sưu tập đó có nhiều món cổ vật độc đáo, hiếm và đạt được nhiều tiêu chuẩn cao của cổ vật chứ không phải là số lượng hiện vật nhiều là quý. Vậy các tiêu chí để đánh giá chất lượng của từng cổ vật là gì? Những ai đã thạo cuộc chơi cổ ngoạn đều ngấm truyền khẩu về các tiêu chí để đánh giá cổ vật qua một câu ngắn gọn mà các cụ để lại: Nhất dáng, nhì da, tam toàn, tứ tuổi... Nhưng có lẽ chưa đủ, vì cần phải thêm hai tiêu chí nữa: độc đáo và có xuất xứ rõ ràng.

    Ngoài bốn tiêu chí thông thường, khi đánh giá chất lượng, giá trị của các cổ vật, người có nghề cao thường còn chú ý tới hai tiêu chí còn lại: độc đáo tức là rất hiếm và xuất xứ của chúng. 

          Đến đây có thể thấy, lối chơi sưu tập không phải cần ít tiền bạc hơn, ít sang hơn lối chơi cổ đồ như nhiều người lầm tưởng, mà thực chất cũng cần và có tất cả yêu cầu như lối chơi cổ đồ, chỉ riêng không gian bày đồ là không có yêu cầu quá cao. Đây là một sự cố gắng của bất kỳ người nào muốn có một bộ sưu tập giá trị. Chơi cổ vật là một thú chơi cá nhân, nhưng nếu đi đúng hướng chân - thiện - mỹ sẽ có những đóng góp lớn cho văn hóa mỗi vùng miền, mỗi dân tộc và rộng hơn là cả loài người.  

Liên hệ: Zalo 0986.012.958

BÌNH LUẬN
Gửi bình luận
Bình luận

    TIN MỚI NHẤT

    TIN LIÊN QUAN