Mức độ phóng xạ trên đồng hồ Liên Xô
Vì mình là dân Vật Lý nên từ lúc bắt đầu sưu tầm đồng hồ mình cũng quan tâm đến vấn đề này, theo mình biết thì người ta đã trộn lẫn Phospho và tritium, phản ứng hóa học giữa hai chất này tạo ra ánh sáng giúp các thanh số chứa nó sáng lên, trong đó Tritium là hợp chất phóng xạ đồng vị của nguyên tử hidro. Công nghệ này thường được ứng dụng trên đồng hồ lặn, đồng hồ quân đội,... những chiếc đồng hồ yêu cầu phải ở trong bóng tối thời gian dài.
Sau này khi phát hiện ra những ảnh hưởng đến sức khỏe con người, mà đầu tiên là những công nhân làm trong các nhà máy sản xuất đồng hồ, người ta đã loại bỏ hoàn toàn Tritium ra khỏi công nghệ sản xuất.
Tuy nhiên 1 số đồng hồ vẫn tồn tại đến ngày nay, mức độ phóng xạ có giảm nhưng thực hư như thế nào thì không thể biết chính xác bằng cảm quan của con người.
Mình đã sử dụng máy đo mức độ phóng xạ để đo cho 1 chiếc đồng hồ (mà mình cũng đã nghi ngờ và mới sưu tầm về) được tháo ra từ máy bay được sản xuất trước 1950 và bị số khi phát hiện mức độ phóng xạ ở trên nó cao gấp nhiều lần mức độ cho phép. Và mình cũng đã thực hiện đo với rất nhiều các đồng hồ khác, nhưng may mắn là chỉ duy nhất 1 chiếc đó bị nhiễm xạ.
Ngay lập tức chiếc đồng hồ được vứt bỏ ngay trong sự hoảng loạn vì không biết là mình đã tiếp xúc với những loại đồng hồ như vậy từ lúc nào và ở đâu.
Sau này mình cũng tiếp tục đo với rất nhiều đồng hồ, có cái nhiễm xạ, có cái không và cũng đúc rút được kinh nghiệm để có thể dựa vào mắt thường phân biệt được loại nào bị nhiểm xạ.
p/s: Anh em nào cảm thấy nghi ngờ về chiếc đồng hồ mình đang sở hữu có bị nhiễm xạ hay không hãy comment hình vào mình sẽ xem thử trong giới hạn hiểu biết. Hoặc đưa trực tiếp đến mình thử máy đo luôn nhé.